Tin tức

[Lĩnh vực Sản xuất] - Cơ hội và thách thức của ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam

December 7, 2023

Trong bối cảnh sôi động của ngành sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam, với sự gia tăng đầu tư và hợp tác từ các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới mà cụ thể là các tập đoàn đến từ Mỹ đã tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù các doanh nghiệp nội địa phải đối mặt với những thách thức nhất định, nhưng việc chú trọng vào quản lý chất lượng hiệu quả là chìa khóa để vượt qua những bài toán này.

Công nghệ điện tử là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và đóng góp vai trò quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để gia nhập vào chuỗi cung ứng linh kiện điện tử toàn cầu. Sự gia tăng đầu tư và hợp tác, đặc biệt là từ Mỹ với chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Joe Biden tới Việt Nam đã tạo ra một tuyên bố chung, không chỉ thể hiện niềm tin vào tiềm năng và khả năng phát triển của Việt Nam mà còn mở ra những triển vọng to lớn trong tương lai cho ngành công nghiệp linh kiện điện tử. Bên cạnh đó, lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến của nhiều hãng sản xuất bán dẫn khi thu hút sự quan tâm, hiện diện của những “ông lớn” hàng đầu thế giới của Mỹ và Hàn Quốc như Intel, Samsung…với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp... điều này là minh chứng rõ ràng cho những triển vọng cho các doanh nghiệp Việt trong việc tham gia chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam hiện đang có độ mở lớn và ngày càng hội nhập vào kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, có một thực tế là đại đa số doanh nghiệp nội địa vẫn chưa thể tham gia sâu hơn, nhanh hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu vì vướng nhiều rào cản. Thứ nhất, sản phẩm cuối cùng chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của những thương hiệu lớn. Có thể kể đến “vấn đề nan giải của các doanh nghiệp Nhật khi đầu tư sang Việt Nam là khó tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa, đặc biệt là những đối tác có thể sản xuất ra sản phẩm gia công theo đúng nhu cầu của mình” - ông Hideyuki Okada, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh cho hay. Ông Châu Minh Nguyện, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đồng Nai nhận định, một trong những hạn chế lớn nhất của phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng Nai hiện nay là thiếu một chiến lược phát triển “dài hơi” trong hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong tỉnh vẫn còn sản xuất manh mún, chưa có nhiều điều kiện để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp được đánh giá cao khi chào hàng nhưng lại không có đủ sản phẩm đạt chuẩn để bán hoặc chỉ xuất khẩu một vài container nhỏ lẻ, chưa có tính bền vững, ổn định cao. Cuối cùng, các doanh nghiệp Việt còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng muốn tham gia chuỗi cung ứng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Để vượt qua các thách thức nói trên các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng từ khâu sản xuất đến giao hàng. Việc triển khai các hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và đồng bộ trong quy trình sản xuất là chìa khóa để đảm bảo rằng linh kiện điện tử đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ khách hàng toàn cầu.

Các giải pháp kiểm tra X-ray/CT tại COMIT

Việc sử dụng các giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao mà còn mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả sản xuất. Thứ nhất, sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại trong quy trình kiểm tra chất lượng giúp rút ngắn thời gian kiểm tra so với phương pháp truyền thống. Các hệ thống tự động thường có khả năng thực hiện nhanh chóng và chính xác các bước kiểm tra, giúp giảm thời gian dành cho việc xác nhận chất lượng. Thêm vào đó, sử dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng ngay từ những khâu ban đầu trong quy trình sản xuất, còn tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp trong quá trình phải thu hồi các sản phẩm lỗi, sửa chữa và sản xuất lại.

Bên cạnh việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong sản xuất, các thiết bị kiểm định chất lượng còn giúp tăng hiệu quả sản xuất. Việc kiểm soát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến kiểm tra sản phẩm cuối cùng giúp giảm sự phụ thuộc vào công việc thủ công, giảm thiểu sai sót con người và đồng thời tăng tính chính xác và nhất quán trong sản xuất. Hơn nữa, các thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng cung cấp khả năng theo dõi sản xuất theo thời gian thực, từ đó giúp doanh nghiệp phát hiện lỗi ngay lập tức và áp dụng biện pháp sửa đổi ngay từ giai đoạn đầu của quy trình sản xuất. Điều này giúp giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu suất tổng thể của dây chuyền.

Các thử nghiệm độ tin cậy và phòng thí nghiệm tại COMIT

Nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong quá trình kiểm định và quản lý chất lượng sản xuất các linh kiện điện tử, COMIT đã hợp tác với các nhà sản xuất uy tín hàng đầu thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan…để từ đó chuyển giao các công nghệ tiên tiến về Việt Nam. Chúng tôi tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp về Đo lường và Quản lý chất lượng (QC) thuộc các lĩnh vực sản xuất điện tử và bán dẫn từ các giải pháp đo kích thước 2D/3D, các giải pháp kiểm tra Xray/3D CT…đến các bài kiểm tra độ tin cậy, cơ lý tính, môi trường,.. và các thử nghiệm đặc biệt khác, cũng như các giải pháp tự động hóa trong dây chuyền sản xuất. Chúng tôi giúp khách hàng Rút ngắn thời gian và Tự động hóa việc báo cáo QC trên cơ sở thu thập dữ liệu từ các thiết bị QC, sử dụng phần mềm tự động & AI Vision.