Kết quả:
• Doanh số tăng 1,5% do quy trình sản xuất được cải tiến
• Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng 1,2% do được cung cấp các dữ liệu chính xác và kịp thời, đặc biệt trong quy trình đóng gói bao bì
• Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động từ 28% xuống 13% trên tất cả các dây chuyền sản xuất
• Chi phí hao hụt nguyên liệu đóng lon giảm từ 1,6% xuống còn 0,72%
• Hiệu suất dây chuyền đóng chai tăng lên 15%
Manufacturing Industry's Stories
Mục tiêu
• Hoàn thiện các quy trình hàn và sơn bằng robot
• Thiết lập quy trình tự động điều chỉnh trong sản xuất và giám sát chất lượng
• Đảm bảo mối hàn lắp ráp chất có lượng cao và không xảy ra lỗi
Phạm vi dự án
• Tự động đánh giá chất lượng của quy trình hàn và sơn
• Cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho từng thành phần và hệ thống
• Xây dựng một kho lưu trữ tập trung cho các dữ liệu về thuộc tính và kích thước sản phẩm
Cách thức tiếp cận giải pháp
• Thu thập lại toàn bộ các dữ liệu được tạo ra bất kể nguồn gốc và loại dữ liệu
• Phân tích toàn diện các thiết bị hiện có cũng như hệ thống quản lý chất lượng nhằm tạo ra các báo cáo có hiệu lực
• Sử dụng ATS ADOS - Smart Manufacturing & Industry 4.0 Suite
• Thiết kế để có thể triển khai quyền sở hữu sản xuất robot tích hợp
Kết quả
• Xây dựng dòng dữ liệu từ các bộ phận sản xuất đến trung tâm lưu trữ dữ liệu
• Cải thiện 2% chất lượng của toàn bộ các hoạt động robot
• Kích hoạt các trạm robot cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thông minh
• Giảm 10% tỷ lệ phế phẩm nhờ có thao tác truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối
Hệ thống, công cụ & dịch vụ chuyên môn
• ATS ADOS
• ATS BUS
• Hệ thống kiểm tra ATS
• ATS CM4D
• Dịch vụ hỗ trợ 24/7
Mục đích
Tạo ra một lộ trình kỹ thuật số cho khách hàng
Xác định cách tiếp cận tối ưu nhất để đạt được các mục tiêu số hóa
Phần việc của ATS Global trong dự án
Vạch ra các phương pháp mới để tiếp cận số hóa
Tạo dựng kế hoạch chuyển đổi số chi tiết cho bốn nhà sản xuất hàng đầu.
Xác định rõ lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số để có thể thực hiện từng bước một
Cách thức tiếp cận giải pháp
Thiết lập sơ đồ quy trình dựa trên phương pháp tiếp cận theo mô hình quản lý Lean Six-sigma
Thực hiện phân tích mô hình lỗi sai và các ảnh hưởng để xác định những ngoại lệ tiềm tàng trong quá trình số hóa
Đi sâu vào sơ đồ quy trình để tạo ra đầu vào cũng như đầu ra cho số hóa
Đối chiếu các yêu cầu để hình thành nên sơ đồ phát triển kỹ thuật số nhằm xác định các cách thức để đạt mục tiêu
Nghiên cứu sự tác động từ các dự án để tính toán cũng như chứng minh tỷ suất hoàn vốn
Kết quả
Khách hàng có được nhận thức rõ ràng hơn về mô hình ảo của các quá trình sản xuất thực tế
Đánh giá được các dự án phát triển kỹ thuật số cần ưu tiên dựa trên tỷ suất hoàn vốn
Xây dựng văn hóa kỹ thuật số trong các bộ phận chủ chốt của công ty
Hệ thống, công cụ & dịch vụ chuyên môn
Mô hình quản lý Lean Six Sigma
Chỉ số sẵn sàng của ngành công nghiệp thông minh
Dairyworks cần tìm nguồn cung cấp pho mát và bơ chất lượng cao ở Đảo Nam để đóng gói thành sản phẩm tiêu dùng cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng bán lẻ khác trên khắp New Zealand và Úc.
Dairyworks thu thập các dữ liệu trọng lượng để hoàn thiện các báo cáo trực tiếp từ các cân kiểm tra trong nhà máy. Một số ứng dụng yêu cầu bộ điều khiển logic lập trình được (PLC) tại chỗ phải đo lường khối lượng sản phẩm nhằm biểu thị và kiểm soát quá trình. Chính vì vậy, Dairyworks đã sử dụng PLC Modicon M340 để tự động hóa và kiểm soát dữ liệu.
Thiết bị mà Dairyworks sử dụng là thiết bị mạnh và linh hoạt, tuy nhiên thiết bị không hỗ trợ riêng cho giao thức ASCII qua Ethernet TCP / IP.
Giải pháp của Dairyworks chính là sử dụng eWON 500 để lấy được dữ liệu trọng lượng từ tất cả các cân kiểm tra qua kết nối Ethernet TCP / IP. Họ sử dụng tập lệnh eWon để kiểm soát cũng như báo cáo trạng thái của các kết nối dữ liệu, nhận và định dạng lại dữ liệu trọng lượng, gắn thẻ và lưu trữ trong bộ nhớ eWON.
PLC sử dụng Modbus TCP để đọc và lưu trữ vào bộ nhớ eWON giúp cho người dùng lấy được các dữ liệu cần thiết cũng như điều khiển và kiểm tra các kết nối dữ liệu.
Đây là một giải pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và đã chứng minh được sự đáng tin cậy. Nó cho phép dữ liệu được chia sẻ giữa các PLC và các bộ giao tiếp dữ liệu người- máy (HMI) cũng cho phép người vận hành truy cập trực tiếp vào dữ liệu sản xuất được trình bày bằng các biểu đồ hữu ích.
Bộ phận kiểm soát chất lượng của Toyota bao gồm bộ phận kiểm tra buồng xe, bộ phận kiểm tra trục, bộ phận căn chỉnh bánh xe và bộ phận nhận định mức độ hài lòng của khách hàng. Mục tiêu của Toyota là ghi lại và báo cáo mọi lỗi theo thời gian thực, đồng thời cảnh báo qua email hoặc SMS cho các chuyên gia quản lý chất lượng khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.
Hệ thống kiểm tra ATS sẽ hoạt động như sau: Khi một chiếc xe đi vào khâu kiểm tra, người điều khiển sẽ quét mã vạch VIN (số khung). Sau đó, chiếc xe sẽ xuất hiện trên hệ thống. Lúc này, người quản lý chất lượng sẽ kiểm tra xe và ghi lại tất cả các lỗi được tìm thấy trong hệ thống ATS Inspect bằng màn hình cảm ứng.
Bất kỳ phương tiện nào có lỗi mà không thể sửa chữa trực tiếp trong trạm kiểm tra sẽ được chuyển đến khu vực Hanedashi (khu vực sửa chữa). Khi phương tiện đi vào khâu sửa chữa, nhân viên vận hành sẽ quét mã số VIN một lần nữa. Sau đó hệ thống ATS Inspect sẽ hiển thị danh sách ghi lại tất cả các lỗi của chiếc xe đó. Sau khi được khắc phục, người vận hành tiếp tục sử dụng hệ thống ATS Inspect để ghi chú lại các lỗi đã được sửa chữa.
Báo cáo theo thời gian thực
Lợi ích của hệ thống ATS Inspect chính là khả năng phản hồi thông tin theo thời gian thực cho người vận hành và người quản lý. Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong hệ thống ATS Inspect cho phép người dùng được báo cáo theo bất kỳ hình thức nào mà họ yêu cầu. Điều này cũng giúp ban quản lý có thể xem xét các xu hướng lỗi thường gặp và ưu tiên cho một số nguồn lực phù hợp trong quá trình sửa chữa, đồng thời, các nhân viên vận hành có thể đi sâu vào thông tin để xác định chính xác vị trí và nguyên nhân gây ra lỗi.
Sau khi sử dụng hệ thống kiểm tra ATS, Toyota đã đạt được những kết quả sau:
• Số lượng lỗi trong sản xuất trung bình liên tục giảm từ ± 20.000 xuống còn ± 5.000 mỗi tháng, và vẫn đang tiếp tục giảm xuống
• Loại bỏ toàn bộ giấy tờ của bộ phận kiểm soát chất lượng
• Giảm thiểu số lượng nguồn lực liên quan đến việc thu thập và báo cáo dữ liệu chất lượng (được đào tạo lại và di chuyển trong tổ chức)
• Các vấn đề được phản hồi theo thời gian thực